QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG

08/08/2024

Thiết kế tủ điện là một bước quan trọng trong quá trình tạo ra một chiếc tủ điện hoàn chỉnh. Việc thiết kế, lắp đặt tủ điện đạt tiêu chuẩn góp phần giúp hệ thống điện hoạt động ổn định. Điều này còn đảm bảo thẩm mỹ, khả năng vận hành và sự an toàn khi sử dụng.

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng , lên phương án thiết kế bản vẽ

Đây là bước rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong các công đoạn. Vì tất cả những ý tưởng của khách hàng đều được.chúng tôi tổng hợp. Thiết kế theo ý tưởng của khách hàng.

Tổng hợp ý tưởng của khách hàng và lập bản vẽ bố trí để duyệt

Thống nhất phương án cuối cùng với khách hàng. Hai bên ký duyệt bản vẽ bố trí để triển khai bản vẽ sản xuất

Phần này kỹ sư thiết kế phải đảm bảo bản vẽ chính xác. Các chi tiết được ghi chú đầy đủ để khi sản xuất không bị nhầm lẫn

Bước 2: Tiến hành gia công sản xuất tủ điện công nghiệp

Nếu khâu thiết kế quan trọng như cột sống con người thì khâu gia công cơ khí chính là xương thịt. Do đó, các bước sau phải được thực hiện theo:

Tôn đầu vào cần kiểm tra kỹ độ dày của tôn, chiều dài và chiều rộng… phải đúng và đủ tiêu chuẩn. Bề mặt tôn bóng đẹp, không bị cong vênh, gợn sóng làm ảnh hưởng đến bề mặt cánh tủ sau khi xếp.

Đục, cắt lazer các khe hở của tủ, các vị trí kết nối được thiết kế sẵn. Vì sản phẩm yêu cầu độ chính xác rất cao nên đặc biệt bước này không được sai. Chỉ cần sơ suất một chút là sẽ phải dỡ bỏ cả một tấm tôn, ảnh hưởng đến tiến độ và ngân sách của công ty.

Khâu gấp tạo hình sản phẩm tủ điện. Ở công đoạn này, người thợ phải có kinh nghiệm đọc bản vẽ thiết kế tốt, có khả năng tư duy cao mới biết được khâu nào làm trước, khâu nào. Tránh gấp sai hướng hoặc ngược chiều sẽ khiến quá trình lắp ráp không thể thực hiện được. Chúng tôi thường in bản vẽ 3D để thợ nhìn vào để dễ hình dung, tránh nhầm lẫn.

Hàn, mài và lắp ráp sản phẩm. Sau công đoạn này, sau khi hàn và mài cần kiểm tra lại các chi tiết lắp ráp xem đã đúng chưa, nếu chưa đúng thì kiểm tra lại xem nguyên nhân do đâu để căn chỉnh kịp thời. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, với những đơn hàng lớn nên sản xuất 1 mẫu trước khi sản xuất hàng loạt để tránh sai sót hàng loạt và căn chỉnh kịp thời khi phát hiện.

Bước 3: Sơn tĩnh điện cho thiết bị tủ điện

Đây là chiếc áo bao bọc sản phẩm nên cần được chăm sóc cẩn thận. Chúng tôi có xưởng sơn tự động với 7 bể xử lý bề mặt để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.

Ngoài ra, hệ thống súng phun sơn rô bốt giúp sơn phủ đều các chi tiết và che phủ tốt nhất. Tủ sấy có chế độ theo dõi nhiệt tự động 100%, cảm biến nhiệt độ giúp theo dõi nhiệt độ buồng đốt luôn đạt chuẩn không để bề mặt sơn bị “sống” giúp những mẻ sơn luôn đảm bảo và đáp ứng được những nhu cầu khó nhất. của khách hàng.

Bước 4: Lắp ráp vỏ tủ

Khi gia công và sơn, chúng tôi thường làm từng chi tiết một. Sau khi các công đoạn đó hoàn thành, chúng ta phải lắp ráp chúng lại với nhau nhờ bulông + êcu, khóa, bản lề… Các chi tiết được liên kết với nhau theo bản vẽ tuần tự, người thợ yêu cầu phải nắm vững bản vẽ lắp. nơi, tránh sai lầm.

Bước 5: Lắp đặt điện theo yêu cầu của khách hàng

Sau khi lắp ráp xong phần cơ, tủ điện công nghiệp được bàn giao cho xưởng điện đấu nối và hoàn thiện theo sơ đồ thiết kế mạch điện. Để biết thêm các cách lắp đặt tủ điện công nghiệp, quý khách vui lòng tham khảo tại Tân Bình Phát tại đây: https://tanbinhphat-copper.com.vn/dong-thanh-cai hoặc liên hệ qua Facepage: https://www.facebook.com/kimloaidong.tanbinhphat/

ƯU ĐIỂM CỦA ĐỒNG THANH CÁI DẠNG CUỘN
ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG THAU PHI ĐẶC, BẠN ĐÃ BIẾT ?
Cách chọn đồng thanh cho tủ điện
Bảng kích thước thanh đồng
Đồng thanh được sử dụng làm những chi tiết gì trong tủ điện

Danh mục tin tức

Sản phẩm nổi bật

Đăng ký nhận ưu đãi

Đăng ký để nhận ưu đãi sớm nhất